Điểm Du Lịch Nha Trang
Những ai đã từng có dịp đặt chân đến phố biển Nha Trang đắm mình trong làn nước biển xanh ngắt, nằm dài trên bờ cát phẳng mịn ngắm cảnh mây trời hay đón những khoảnh khắc thiên nhiên đẹp diệu kỳ thì hẳn sẽ không thể nào quên được mảnh đất xinh đẹp này
Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017
Gành Đá Đĩa - Vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên
00:45
diemdulichmuahe
No comments
Gành Đá Đĩa - Vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên: Nằm cách thành phố tuy hòa hơn 40km. Gành Đá Dĩa nổi bật gữi trời biển mênh mông với những khối đá hình lục giác nằm sát bên nhau như những chồng đĩa lớn. Với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nơi đây đã thu hút rất nhiều tay máy đến tham quan và ghi lại những khung hình ấn tượng.
Nhìn từ xa, Gành Đá Dĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau. Bãi đá với hàng ngàn những phiến đá óng lên màu đen huyền bí nổi bất giữa nước biển xanh ngắt. Những trụ đá nằm nghiêng theo thế tiến ra biển hoặc xếp thẳng đứng chồng chất lên nhau. Cũng bởi vậy mà tên gọi Gành Đá Dĩa vừa thân thuộc vừa gần gũi. Đến với Gành Đá Dĩa, du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh những chiếc thuyền thúng nằm nghiêng mình trên những phiến đá như điểm tô thêm sức sống bao đời nay của vùng đất nắng gió hiền hòa này. Phóng tầm mắt xa hơn, du khách sẽ nhìn thấy bãi bàng nằm gần Gành Đá Dĩa với bãi cát trắng mịn ôm lấy bờ biển như vầng trăng khuyết, nơi du khách có thể thỏa thích tắm biển và thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon.
Năm 1998, Gành Đá Dĩa được nhà nước cấp chứng nhận là danh thắng cấp quốc gia và được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch. Với vẻ đẹp hoang sơ và tạo hình ấn tượng, Gành Đá Dĩa ngày nay được nhiều du khách biết đến và trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với mảnh đất Phú Yên.
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017
Vẻ đẹp huyền bí của tháp Chăm cổ Ninh Thuận
18:12
diemdulichmuahe
No comments
Vẻ đẹp huyền bí của tháp Chăm cổ Ninh Thuận: Nhắc tới Ninh Thuận, người thì nhớ những bãi biển nên thơ, người thì mơ về những vườn nho chiểu quả. Còn với tôi, ấm tượng mạnh mẻ nhất với mảnh đất này là những công trình tháp Chăm tuyệt đẹp.
Tháp Chàm hay còn gọi là tháp Chăm là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc tháp Champa thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm. Các tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ xẩm lấy từ đất địa phương. Phía trên nở rộng và thon vút hình bông hoa, mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chất hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng đông tức là hướng mặt trời mọc. Trần được cấu tạo dạng vòng cuốn, trong lòng tháp có đặt các bệ thờ, các tác phẩm trạm khắc đẻo gọt công phu hình hoa lá, chim muôn, vũ nữ, thần thánh được thể hiện trên tường ngoài tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ. Tại miền trung nước ta hiện nay còn lưu trữ được nhiều công trình tháp Chàm, trong đó phải kể tới tháp bà Ponagar ở Nha Trang hay khu di tích thánh địa Mỹ Sơn của tỉnh Quảng Nam,... So với các khu tháp nổi tiếng kể trên thì tháp Chàm Ninh Thuận được xây dựng muộn hơn cả và đặc biệt các tháp này được người Chăm xây dựng để thờ những vị vua hóa thánh thay vì thờ những thần linh.
Ngày nay, vào những dịp lễ tết, người Chăm sử dụng các Tháp Chàm làm địa điểm để thờ cúng cầu an lành. Đồng thời đây cũng là hoạt động để lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể cho các thể hệ sau.
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017
Những món ăn làm nên tên tuổi ẩm thực đường phố Nha Trang
22:55
diemdulichmuahe
No comments
Nếu đã từng một lần đến với Nha Trang, du khách sẽ dễ dàng bị cuốn hút bởi sự đa dạng trong ẩm thực đường phố. Nếu như buỗi sáng là thời điểm để thưởng thức những ly cà phê thơm nứt mũi, buỗi trưa là thời điểm thưởng thức các món hải sản giàu dinh dưỡng thì buỗi chiều đến tối là thời điểm vàng của ẩm thực đường phố Nha Trang.
Ở Nha Trang có rất nhiều món ăn ngon như bún mực, bún sứa Vạn Ninh, bánh ướt, bánh hỏi Diên Khánh, nem chua, nem nướng Ninh Hòa, bánh canh cá thu, cá dầm, bánh bèo hay tôm, mực, nghêu, sò,ốc,…đủ loại. Trong những món ăn này có rất ít đặc sản xuất phát từ thành phố Nha Trang, còn lại trong số đó là những món ăn quen thuộc của các tỉnh miền Trung, miền Nam. Thế nhưng khi đến với Nha Trang, bất kỳ du khách nào cũng muốn một lần được trải nghiệm ẩm thực đường phố, không chỉ bởi sự đa dạng mà còn bởi những hương vị rất riêng không nơi nào có được.
Một món ăn đặc sản mà du khách không nên bỏ lỡ việc thưởng thức khi đến với Nha Trang đó là nem nướng. Nem nướng xuất sứ từ Ninh Hòa cách thành phố Nha Trang chừng 30km nhưng ngày nay đã trở thành món ăn phổ biến ở thành phố Nha Trang và trở thành món ăn mà bất kỳ khách du lịch nào cũng hào hứng muốn được khám phá.
Nem nướng được bán khá nhiều nơi trong thành phố Nha Trang đặc biệt là khu vực chợ Đầm, nơi có nhiều khách du lịch tham quan mua sắm. Một đĩa nem nướng được bày ra đêu là những nguyên liệu được chế biến sẳn ở nhà, khi có khách ăn những chiếc nem nướng sẽ được sắt đôi bày ra đĩa cũng một ít bánh tráng cuốn và thêm nhiều rau sống. Độ ngon của nem nướng phụ thuộc vào chén tương chấm đi kèm, đây cũng được xem là bí quyết riêng của mỗi quán quyết định đến chất lượng và độ ngon của món ăn. Nem nướng là một món dễ ăn lại ít béo tốt cho tiêu hóa lại không gây ngán nên được người Nha Trang rất ưa chuộng. Việc thưởng thức món nem nướng sẽ là một trải nghiệm thú vị với du khách nếu muốn khám phá ẩm thực đường phố Nha Trang.
Khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam, ở đâu cũng có bánh canh đặc biệt là từ khu vực Bình Đinh, Phú Yên, Khánh Hòa trở vào. Chính vì là món ăn quen thuộc nên bánh canh được biến tấu với rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh canh ghẹ, bánh canh cá lóc, bánh canh cá thu, bánh canh chả cá, bánh canh bò viên, bánh canh tôm nước dừa,… Và trong hàng chục bánh canh ấy thì bánh canh cá Dầm Nha Trang vẫn được rất nhiều thực khách biết đến và năm trong tóp 5 món ăn không thể bỏ qua khi đến với thành phố biển Nha Trang.
Thật khó để định nghĩa xem nguyên liệu nào, công thức chế biến nào đã mang đến vị ngon đặc trưng cho tô bánh canh cá Dầm Nha Trang khiến cho món ăn này trở nên đặc biệt đến vậy. Bởi mỗi nguyên liệu, mỗi công đoạn chế biến ra một tô bánh canh đều có những biến tấu nhỏ nhưng khá đặc biệt. Ví dụ như với nước dùng , nước dùng được ninh với cá cờ và xương cá thu. Từ chính nguyên liệu là xương và thịt cá chứ không phải từ nhiều nguyên liệu cầu kỳ bởi vậy mà nồi nước dùng lúc nào cũng có màu trắng trong, nước có vị thanh ngọt rất dễ ăn.
Nhiều người thích ăn bánh canh cá Dầm Nha Trang là bởi những miếng cá thu hấp được xé ra từng miếng ăn vừa thơm, vừa ngọt thịt lại vừa dai dai. Thưởng thức món bánh canh cá thu Dầm Nha Trang, thực khách sẽ cảm nhận được hết hương vị biển tươi ngon mang đặc trưng riêng của món bánh canh trên vùng đất này.
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017
Chùa Bái Đính và những kỷ lục
19:11
diemdulichmuahe
No comments
Chùa Bái Đính và những kỷ lục: Nằm ở phía tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư. Chùa Bái Đính là một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều hạng mục công trình được gọi chung là khu tâm lịch phật giáo bái đính với diện tích 50.000 mét vuông với trên 20 hạng mục công trình kiến trúc đồ sộ, kỳ vĩ.
Chùa được xây theo độ dốc soi gương cao dần theo trục Thành Đạo từ điện Quan Âm đến điện Tam Thế. Các kiến trúc chính như: Tam Quan Nội, Gác Chuông, điện Phật Quan Âm, điện Pháp Trụ và điện Tam Thế,… Được xây dựng theo phong cách kiến trúc của những ngôi chùa cổ truyền Việt Nam. Nhìn tổng thể ta có thể thấy hết được vẻ hoành tráng, đẹp đẽ, lộng lẫy của ngôi chùa này. Chùa Bái Đình là một tổng thể với nhiều hạng mục công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ chưa từng có ở Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến đó là Tam Quan Nội của chùa, được xây dựng theo kiểu trồng giường gồm 3 tầng mái cong, mỗi tầng 4 mái lợp ngói nâu sẩm, 2 tầng dưới 8 mái được gọi là bát quái, tầng trên 4 mái kết hợp với nóc được gọi là ngũ hành. Điểm nhấn nổi bật bên trong là 4 cột cái, mỗi cột cao khoảng 4 mét nặng gần 10 tấn kết hợp với 20 cột con tạo thành một cấu trúc vững trắc. Hai gian phụ của Tam Quan đặt tượng hai ông hộ pháp: Khuyến Thiện và Trừ Ác cưỡi trên lưng sư tử, tất cả được đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho tượng cao khoảng 5 mét nặng 12 tấn. Cánh tả và hữu của Tam Quan là hai dãi nhà gỗ mỗi tòa 16 gian dài 70 mét tạo thành một hành lang nối liền với La Hán Đường.
Đi qua dãi nhà này lại đến với một hạng mục công trình ấn tượng khác đó là Tháp Chuông. Trong không gian ngôi chùa biểu tượng thiêng liêng được phật giáo chú ý đó là sự vươn cao của gác chuông, chính giữa tháp chuông là Địa Hồng Chuông bằng đồng nặng 36 tấn. Đây là quả chuông được đã được trung tâm kỷ lục xác lập kỷ lục là quả chuông lớn nhất Việt Nam. Điều đặc biệt nữa của tháp chuông ch. Điều đặc biệt nữa của tháp chuông ch. Điều đặc biệt nữa của tháp chuông chùa Bái Đính đó là trên nền giác chuông có đặt một trống đồng có kích cỡ lớn và nặng nhất Việt Nam được đúc theo họa tiết trống đồng Đông Sơn lấy mẫu từ bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Từ tháp chuông đi qua hoa viên rộng 17.000 mét vuông là điện phật Quan Thế Âm. Điện được xây trên triền đồi cao hơn Tam Quan và tháp chuông. Nội thất của điện là sự kết hợp của những cột gỗ to lớn vững chắc, hệ thống kèo, sà ngang đều bằng gỗ tứ thiết. Gian chính diện đặt tượng phật quan âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng giát vàng nặng gần 100 tấn.
Từ điện quan thế âm theo trục thành đạo là đến điện Pháp Trụ, bản thân ngôi điện là một kiến trúc đồ sộ, hoành tráng với chiều cao 30m. Gian trung đường đặt tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen bằng đồng nguyên khối mạ vàng. Tượng cao 10 mét, nặng 100 tấn và cũng là pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Điểm đến cuối cùng của chúa Bái Đính là điện Tam Thế, đây cũng là công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga, hoành tráng nhất trong số các công trình ở chùa Bái Đính và cũng là điện thờ lớn nhất hiện nay tại nước ta, diện tích điện và khung viên trên 2.364.000 mét vuông, toàn bộ hệ thống kiến trúc của điện toát lên màu sắc của tâm linh huyền diệu khiến khách thập phương tham quan không khỏi choáng ngợp và sửng sốt. Gian chính diện của điện đặt 3 pho tượng Tam Thế được đúc theo mẫu tượng Tam Thế ở chùa Tây Phương có từ thời Lê, Trịnh ở thế kỷ 18. Ở giữa là Hiện Tại Phật, bên trái là Quá Khứ Phật, bên phải là vị Lai Phật, mỗi pho tượng cao 7,2 mét năng 50 tấn, được đúc bằng đồng nguyên khối mạ vàng. Bộ tượng này được xác lập kỷ lục ngôi chùa có tượng tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra chùa Bái Đính còn có nhiều công trình đồ sộ, đẹp đẽ khác tô thêm không gian phật pháp vừa ấm cúng thanh bình, vừa linh thiêng đến kỳ lạ đó là La Hán Đường với 500 pho tượng La Hán được tạc bằng đá nguyên khối. Đây là số tượng La Hán bằng đá lớn và nhiều nhất Việt Nam. Di Lặp Viên trên đỉnh đồi ba râu lớn là tượng phật Di Lặp bằng đồng được đặt lộ thiên lớn nhất nước với chiều cao gần 10m nặng 80 tấn. Bảo tháp Xá Lợi 13 tầng với chiều cao 99m được coi là bảo tháp lớn nhất Đông Nam Á.
Với những kỷ lục như chúng ta đã thấy ở trên, có thể nói rằng chùa Bái Đính là một nét đẹp văn hóa lớn mang tính dân tộc cao là niềm tự hào của cán bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Đó là những tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã hòa nhập với quá khư với thiên nhiên để khách du lịch thập phương thỏa mãn nhu cầu trong đời sống tâm linh hướng tới điều thiện, tốt đời, đẹp đạo.
Chùa được xây theo độ dốc soi gương cao dần theo trục Thành Đạo từ điện Quan Âm đến điện Tam Thế. Các kiến trúc chính như: Tam Quan Nội, Gác Chuông, điện Phật Quan Âm, điện Pháp Trụ và điện Tam Thế,… Được xây dựng theo phong cách kiến trúc của những ngôi chùa cổ truyền Việt Nam. Nhìn tổng thể ta có thể thấy hết được vẻ hoành tráng, đẹp đẽ, lộng lẫy của ngôi chùa này. Chùa Bái Đình là một tổng thể với nhiều hạng mục công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ chưa từng có ở Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến đó là Tam Quan Nội của chùa, được xây dựng theo kiểu trồng giường gồm 3 tầng mái cong, mỗi tầng 4 mái lợp ngói nâu sẩm, 2 tầng dưới 8 mái được gọi là bát quái, tầng trên 4 mái kết hợp với nóc được gọi là ngũ hành. Điểm nhấn nổi bật bên trong là 4 cột cái, mỗi cột cao khoảng 4 mét nặng gần 10 tấn kết hợp với 20 cột con tạo thành một cấu trúc vững trắc. Hai gian phụ của Tam Quan đặt tượng hai ông hộ pháp: Khuyến Thiện và Trừ Ác cưỡi trên lưng sư tử, tất cả được đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho tượng cao khoảng 5 mét nặng 12 tấn. Cánh tả và hữu của Tam Quan là hai dãi nhà gỗ mỗi tòa 16 gian dài 70 mét tạo thành một hành lang nối liền với La Hán Đường.
Từ tháp chuông đi qua hoa viên rộng 17.000 mét vuông là điện phật Quan Thế Âm. Điện được xây trên triền đồi cao hơn Tam Quan và tháp chuông. Nội thất của điện là sự kết hợp của những cột gỗ to lớn vững chắc, hệ thống kèo, sà ngang đều bằng gỗ tứ thiết. Gian chính diện đặt tượng phật quan âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng giát vàng nặng gần 100 tấn.
Từ điện quan thế âm theo trục thành đạo là đến điện Pháp Trụ, bản thân ngôi điện là một kiến trúc đồ sộ, hoành tráng với chiều cao 30m. Gian trung đường đặt tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen bằng đồng nguyên khối mạ vàng. Tượng cao 10 mét, nặng 100 tấn và cũng là pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Điểm đến cuối cùng của chúa Bái Đính là điện Tam Thế, đây cũng là công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga, hoành tráng nhất trong số các công trình ở chùa Bái Đính và cũng là điện thờ lớn nhất hiện nay tại nước ta, diện tích điện và khung viên trên 2.364.000 mét vuông, toàn bộ hệ thống kiến trúc của điện toát lên màu sắc của tâm linh huyền diệu khiến khách thập phương tham quan không khỏi choáng ngợp và sửng sốt. Gian chính diện của điện đặt 3 pho tượng Tam Thế được đúc theo mẫu tượng Tam Thế ở chùa Tây Phương có từ thời Lê, Trịnh ở thế kỷ 18. Ở giữa là Hiện Tại Phật, bên trái là Quá Khứ Phật, bên phải là vị Lai Phật, mỗi pho tượng cao 7,2 mét năng 50 tấn, được đúc bằng đồng nguyên khối mạ vàng. Bộ tượng này được xác lập kỷ lục ngôi chùa có tượng tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra chùa Bái Đính còn có nhiều công trình đồ sộ, đẹp đẽ khác tô thêm không gian phật pháp vừa ấm cúng thanh bình, vừa linh thiêng đến kỳ lạ đó là La Hán Đường với 500 pho tượng La Hán được tạc bằng đá nguyên khối. Đây là số tượng La Hán bằng đá lớn và nhiều nhất Việt Nam. Di Lặp Viên trên đỉnh đồi ba râu lớn là tượng phật Di Lặp bằng đồng được đặt lộ thiên lớn nhất nước với chiều cao gần 10m nặng 80 tấn. Bảo tháp Xá Lợi 13 tầng với chiều cao 99m được coi là bảo tháp lớn nhất Đông Nam Á.
Với những kỷ lục như chúng ta đã thấy ở trên, có thể nói rằng chùa Bái Đính là một nét đẹp văn hóa lớn mang tính dân tộc cao là niềm tự hào của cán bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Đó là những tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã hòa nhập với quá khư với thiên nhiên để khách du lịch thập phương thỏa mãn nhu cầu trong đời sống tâm linh hướng tới điều thiện, tốt đời, đẹp đạo.
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017
Nét văn hóa chợ tình Khâu Vai
00:49
diemdulichmuahe
No comments
Nét văn hóa chợ tình Khâu Vai - Chợ tình Khâu Vai được hình thành từ 1919 là một truyền thuyết mang tinh huyền thoại in đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của các dân tộc huyện Mèo Vạc nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Mỗi năm được tổ chức một lần vào đêm ngày 26 sáng ngày 27 tháng 3 âm lịch. Chợ tình khâu vai không chỉ phản ảnh đặc trưng sinh hoạt văn hóa của người dân vùng cao đó là văn hóa chợ mà còn mang đậm tính nhân văn sâu sắc khi là nơi gặp gỡ và giao lưu của những đôi trai gái đã tưng yêu nhau nhưng vì một lý do nào đó mà không đến được với nhau.
Theo truyền thuyết chợ tình Khâu Vai được bắt nguồn từ tình yêu của chàng Ba và nàng Út, chàng trai người dân tộc Nùng và cô gái người dân tộc Gáy. Họ yêu nhau nhưng vì khác bản làng nên bị gia đình ngăn cấm. Họ hẹn nhau mỗi năm một lần tại chợ Khâu Vai để cùng tâm tình và ôn lại kỷ niệm xưa. Hằng năm cứ vào chuyền ngày 26 tháng 3 âm lịch, người dân xã Khâu Vai, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lại long trọng tổ chức lễ dâng hương miếu Ông miếu Bà, nơi thờ chàng Ba và nàng Út.
Những năm trở lại đây, chợ tình Khâu Vai đã không chỉ là nơi gặp gỡ của những người dân bản xứ mà còn là sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo phản ảnh đời sống tinh thần của con người vùng cao nguyên đá thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Đến với chợ tình, qua từng bước chân khách du lịch như được hòa mình trong màu sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây.
Theo truyền thuyết chợ tình Khâu Vai được bắt nguồn từ tình yêu của chàng Ba và nàng Út, chàng trai người dân tộc Nùng và cô gái người dân tộc Gáy. Họ yêu nhau nhưng vì khác bản làng nên bị gia đình ngăn cấm. Họ hẹn nhau mỗi năm một lần tại chợ Khâu Vai để cùng tâm tình và ôn lại kỷ niệm xưa. Hằng năm cứ vào chuyền ngày 26 tháng 3 âm lịch, người dân xã Khâu Vai, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lại long trọng tổ chức lễ dâng hương miếu Ông miếu Bà, nơi thờ chàng Ba và nàng Út.
Những năm trở lại đây, chợ tình Khâu Vai đã không chỉ là nơi gặp gỡ của những người dân bản xứ mà còn là sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo phản ảnh đời sống tinh thần của con người vùng cao nguyên đá thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Đến với chợ tình, qua từng bước chân khách du lịch như được hòa mình trong màu sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây.
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016
Lịch nghỉ lễ Tết trong năm 2017 chính thức
19:21
diemdulichmuahe
No comments
Theo công văn mới nhất của Bộ Nội Vụ, dịp Tết Âm Lịch Đinh Dậu 2017 cán bộ viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày. Bộ Nội vụ thống nhất với Dự thảo chọn phương án 1 là nghỉ Tết theo lịch “2 ngày cuối năm Bính Thân và 3 ngày đầu năm Đinh Dậu” không hoán đổi ngày nghỉ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa trình Chính phủ kế hoạch nghỉ Tết âm lịch 2017, lựa chọn 1 trong 2 phương án nghỉ 7 ngày hoặc 10 ngày liên tục. Mới đây, Bộ Nội vụ vừa có Công văn số: 5039/BNV-TCCB về việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần các dịp nghỉ lễ, Tết năm 2017. Theo đó, Bộ nội vụ cho biết thống nhất lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch Đinh Dậu là 7 ngày.
Lịch nghỉ lễ, tết trong năm 2017 được Bộ nội vụ thống nhất như sau:
Tết dương lịch: Nghỉ 3 ngày. Vào ngày chủ nhật trùng ngày nghỉ hàng tuần, công chức, viên chức sẽ được nghỉ bù vào thứ 2 ngày 02/01/2017.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa trình Chính phủ kế hoạch nghỉ Tết âm lịch 2017, lựa chọn 1 trong 2 phương án nghỉ 7 ngày hoặc 10 ngày liên tục. Mới đây, Bộ Nội vụ vừa có Công văn số: 5039/BNV-TCCB về việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần các dịp nghỉ lễ, Tết năm 2017. Theo đó, Bộ nội vụ cho biết thống nhất lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch Đinh Dậu là 7 ngày.
Lịch nghỉ lễ, tết trong năm 2017 được Bộ nội vụ thống nhất như sau:
Tết dương lịch: Nghỉ 3 ngày. Vào ngày chủ nhật trùng ngày nghỉ hàng tuần, công chức, viên chức sẽ được nghỉ bù vào thứ 2 ngày 02/01/2017.
Tết âm lịch: Thống nhất với dự thảo chọn phương án 1: Nghỉ tết theo lịch "2 ngày cuối năm Bính Thân và 3 ngày đầu năm Đinh Dậu" không hoán đổi ngày nghỉ. Công chức, viên chức nghỉ Tết âm lịch từ thứ 5, ngày 26/01/2017 đến hết thứ 4, ngày 01/02/2017 (Thời gian công chức, viên chức được nghỉ 7 ngày. Do mùng 1, mùng 2 Tết âm lịch tức ngày 28-29/01/2017 Dương lịch trùng vào thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần), phương án này là phù hợp.
Lễ Giỗ tổ Hùng Vương: Nghỉ 4 ngày. Nghỉ ngày Lễ vào thứ 5, có 1 ngày làm việc xem kẽ là thứ 6. Theo phương án của Bộ Lao động- thương binh và xã hội hoán đổi 1 ngày làm việc với 1 ngày nghỉ hằng tuần và sẽ đi làm bù vào ngày thứ 7, ngày 15/04/2014 cho ngày nghỉ thứ 6, ngày 07/04/2014.
Theo phương án này Bộ nội vụ cơ bản thống nhất. Tuy nhiên Bộ nội vụ cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét phương án có thể đi làm vào thứ 7 tuần trước là 01/04/2017 (ngày 05/03 âm lịch) để hoán đổi cho ngày thứ 6 07/04/2017.
Ngày chiến thắng 30/4 và quốc tế lao động 01/05: Nghỉ 4 ngày từ 29/4/2017 đến hết 02/05/2017.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09: Nghỉ 3 ngày từ 02/09/2017 đến 04/09/2017.
Nguồn: dulichviet.com.vn
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
XU HƯỚNG DU LỊCH THEO MÙA HOA NỞ
19:41
diemdulichmuahe
No comments
Từ tháng 10 đến tháng 11, con đường đến với Hà Giang vòng vèo qua bao nhiêu là núi đèo sỏi đá bỗng bừng lên một mảng tím hồng rực rỡ … Thì ra mùa hoa tam giác mạch đã về, ươm hồng cao nguyên đá xám. Hoa tam giác mạch chỉ nở trong vòng 1 tháng rồi vội tàn. Lúc mới nở, hoa mang màu trắng tinh khôi, rồi chuyển sang phơn phớt hồng, ánh tím và cuối cùng trở nên đỏ sậm. Hoa trải dài trên những cánh đồng ngút ngàn tầm mắt, hoa mọc chênh vênh trên sườn đồi, hoa chen mình trong kẽ đá hay e ấp thẹn thùng bên những mái nhà trình tường mộc mạc làm say lòng du khách ghé qua. Sắc hoa không chỉ làm say đắm lòng người, mà các món ăn đặc sản làm từ tam giác mạch cũng vô cùng độc đáo. Hãy một lần niếm thử miếng bánh dẻo dẻo, ngọt bùi, chén rượu say nồng hay tô cháo nóng làm từ tam giác mạch giữa màn sương se lạnh, du khách sẽ cảm thấy những món ăn bình bị này ngon đến lạ.
Ngày 14/10 sắp tới, lễ hội hoa tam giác mạch 2016 sẽ chính thức khai mạc tại Mèo Vạc - Hà Giang với nhiều hoạt động đặc sắc, hứa hẹn đưa du khách bước vào một mùa du lịch đáng nhớ.
Sau mùa hoa tam giác mạch, thì cũng là lúc Hà Giang bừng lên sắc hoa cải vàng rực trong nắng, bồng bềnh trong mây, ẩn hiện trong màn sương chiều và ươm màu rực rỡ lên cao nguyên đá xám, khiến đất trời mùa đông trở nên ấm áp, vui tươi hẳn lên. Cũng giống như tam giác mạch, hoa cải đơn sơ, chẳng cao sang cầu kỳ nhưng lại làm say lòng những ai một lần đến. Khẽ bước trên những lối mòn qua cánh đồng hoa cải, cảm nhận hương hoa ngai ngái, dìu dịu, ngắm nhìn cánh hoa lung lay trước gió, du khách sẽ thấy cuộc sống nơi đây sao bình yên và nên thơ đến vô cùng.
Hoa cải trắng Mộc Châu
Từ khoảng tháng 11, Mộc Châu trở thành điểm hẹn lý tưởng cho những ai yêu vẻ nên thơ, bình dị của núi rừng. Bởi Mộc Châu mùa này chìm trong sắc trắng tinh khôi và dịu dàng của hoa cải trải dài từ thung sâu đến tận sườn đồi. Những cánh hoa mong manh, nhẹ bay trong gió, bồng bềnh trong mây, trông mộc mạc và dịu dàng đến say lòng người. Mùa hoa cải trắng cũng là thời điểm Mộc Châu mang tiết trời se lạnh, chìm ngập trong sương trắng mênh mông. Nhìn màn sương bàng bạc giăng phủ khắp đất trời, vấn vít nơi cành cây, ngọn cỏ, hòa vào sắc trắng tinh khôi của hoa làm không gian trở nên hư ảo, đưa du khách lạc vào chốn bồng lai. Mặc cái rét lạnh đến tê người, du khách đến với Mộc Châu chẳng cần nghỉ ngơi, ai ai cũng tíu tít rủ nhau chụp ảnh. Thế là cả đất trời Mộc Châu yên bình một màu trắng xóa bỗng chốc rộn lên tiếng nói, tiếng cười, rực rỡ sắc áo đủ màu của các bạn trẻ đang đua nhau tạo dáng…tạo nên một khung cảnh bình dị, nên thơ mà vui tươi đến lạ.
Sắc hoa Dã quỳ Đà Lạt
Đà Lạt như cô gái xuân thì xinh tươi, nằm ngủ mơ màng trong màn sương sớm bỗng choàng tỉnh giấc mùa hoa dã quỳ về. Vào lúc này, khắp mọi nơi từ cung đường đèo uốn lượn vùng ngoại ô đến tận trong thành phố, thậm chí trong vườn nhà…đều rực lên sắc hoa dã quỳ vàng ươm như nắng. Dã quỳ tuy không yêu kiều như hoa hồng, hoa huệ nhưng lại mọc thành từng bụi, trải dài miên man khắp các nẻo đường và bung nở vàng rực như những mặt trời bé con sưởi ấm cao nguyên lạnh giá cũng đủ sức đốn tin du khách. Để thưởng thức sắc hoa dã quỳ, thật không có gì tuyệt vời bằng việc ngồi thong dong trên xe máy, tự tay chinh phục những cung đường đèo uốn lượn, rong ruổi trên khắp những ngõ nhỏ vùng ngoại ô để tha hồ chụp ảnh và đắm chìm trong khung cảnh vàng rực đến nao lòng.
Tháng 10 đến, một mùa hoa nữa lại sắp về trên khắp đất nước Việt Nam. Nếu có ý định làm một chuyến du lịch đúng vào mùa hoa, du khách có thể tham khảo tại đây hoặc gọi điện hotline (08)730.56789 để được sự tư vấn tốt nhất từ Du Lịch Việt.
Tour tham khảo
Du Lịch Đông Bắc mùa hoa Tam giác mạch (5 ngày), chỉ từ 6,999,000đ
Du Lịch Đà Lạt mùa hoa Dã quỳ (3 ngày), chỉ từ 1,499,000đ
Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Du Lịch Việt
Top 10 công ty Du lịch hàng đầu Việt Nam
VP Chính: 175 Nguyễn Thái Bình, Quận 1 TPHCM
Điện thoại: (08)730.56789
Tư vấn ngoài giờ:
Du lịch Âu-Úc-Mỹ: 0938.34.65.88 – 0934.14.65.88
Du lịch Châu Á: 0938.30.44.88 – 0938.79.05.88
Du lịch trong nước: 0909.189.888 – 0903.933.788
Tour đoàn riêng: Nội địa 0938.21.2088 – Nước ngoài 0938.39.0588
Website: www.dulichviet.com.vn Email: info@dulichviet.com.vn