Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Chùa Bái Đính và những kỷ lục

Chùa Bái Đính và những kỷ lục: Nằm ở phía tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư. Chùa Bái Đính là một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều hạng mục công trình được gọi chung là khu tâm lịch phật giáo bái đính với diện tích 50.000 mét vuông với trên 20 hạng mục công trình kiến trúc đồ sộ, kỳ vĩ.

Chùa được xây theo độ dốc soi gương cao dần theo trục Thành Đạo từ điện Quan Âm đến điện Tam Thế. Các kiến trúc chính như: Tam Quan Nội, Gác Chuông, điện Phật Quan Âm, điện Pháp Trụ và điện Tam Thế,… Được xây dựng theo phong cách kiến trúc của những ngôi chùa cổ truyền Việt Nam. Nhìn tổng thể ta có thể thấy hết được vẻ hoành tráng, đẹp đẽ, lộng lẫy của ngôi chùa này. Chùa Bái Đình là một tổng thể với nhiều hạng mục công trình kiến trúc quy mô, đồ sộ chưa từng có ở Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến đó là Tam Quan Nội của chùa, được xây dựng theo kiểu trồng giường gồm 3 tầng mái cong, mỗi tầng 4 mái lợp ngói nâu sẩm, 2 tầng dưới 8 mái được gọi là bát quái, tầng trên 4 mái kết hợp với nóc được gọi là ngũ hành. Điểm nhấn nổi bật bên trong là 4 cột cái, mỗi cột cao khoảng 4 mét nặng gần 10 tấn kết hợp với 20 cột con tạo thành một cấu trúc vững trắc. Hai gian phụ của Tam Quan đặt tượng hai ông hộ pháp: Khuyến Thiện và Trừ Ác cưỡi trên lưng sư tử, tất cả được đúc bằng đồng nguyên khối, mỗi pho tượng cao khoảng 5 mét nặng 12 tấn. Cánh tả và hữu của Tam Quan là hai dãi nhà gỗ mỗi tòa 16 gian dài 70 mét tạo thành một hành lang nối liền với La Hán Đường.


Đi qua dãi nhà này lại đến với một hạng mục công trình ấn tượng khác đó là Tháp Chuông. Trong không gian ngôi chùa biểu tượng thiêng liêng được phật giáo chú ý đó là sự vươn cao của gác chuông, chính giữa tháp chuông là Địa Hồng Chuông bằng đồng nặng 36 tấn. Đây là quả chuông được đã được trung tâm kỷ lục xác lập kỷ lục là quả chuông lớn nhất Việt Nam. Điều đặc biệt nữa của tháp chuông ch. Điều đặc biệt nữa của tháp chuông ch. Điều đặc biệt nữa của tháp chuông chùa Bái Đính đó là trên nền giác chuông có đặt một trống đồng có kích cỡ lớn và nặng nhất Việt Nam được đúc theo họa tiết trống đồng Đông Sơn lấy mẫu từ bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Từ tháp chuông đi qua hoa viên rộng 17.000 mét vuông là điện phật Quan Thế Âm. Điện được xây trên triền đồi cao hơn Tam Quan và tháp chuông. Nội thất của điện là sự kết hợp của những cột gỗ to lớn vững chắc, hệ thống kèo, sà ngang đều bằng gỗ tứ thiết. Gian chính diện đặt tượng phật quan âm thiên thủ thiên nhãn bằng đồng giát vàng nặng gần 100 tấn.
Từ điện quan thế âm theo trục thành đạo là đến điện Pháp Trụ, bản thân ngôi điện là một kiến trúc đồ sộ, hoành tráng với chiều cao 30m. Gian trung đường đặt tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen bằng đồng nguyên khối mạ vàng. Tượng cao 10 mét, nặng 100 tấn và cũng là pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Điểm đến cuối cùng của chúa Bái Đính là điện Tam Thế, đây cũng là công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga, hoành tráng nhất trong số các công trình ở chùa Bái Đính và cũng là điện thờ lớn nhất hiện nay tại nước ta, diện tích điện và khung viên trên 2.364.000 mét vuông, toàn bộ hệ thống kiến trúc của điện toát lên màu sắc của tâm linh huyền diệu khiến khách thập phương tham quan không khỏi choáng ngợp và sửng sốt. Gian chính diện của điện đặt 3 pho tượng Tam Thế được đúc theo mẫu tượng Tam Thế ở chùa Tây Phương có từ thời Lê, Trịnh ở thế kỷ 18. Ở giữa là Hiện Tại Phật, bên trái là Quá Khứ Phật, bên phải là vị Lai Phật, mỗi pho tượng cao 7,2 mét năng 50 tấn, được đúc bằng đồng nguyên khối mạ vàng. Bộ tượng này được xác lập kỷ lục ngôi chùa có tượng tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra chùa Bái Đính còn có nhiều công trình đồ sộ, đẹp đẽ khác tô thêm không gian phật pháp vừa ấm cúng thanh bình, vừa linh thiêng đến kỳ lạ đó là La Hán Đường với 500 pho tượng La Hán được tạc bằng đá nguyên khối. Đây là số tượng La Hán bằng đá lớn và nhiều nhất Việt Nam. Di Lặp Viên trên đỉnh đồi ba râu lớn là tượng phật Di Lặp bằng đồng được đặt lộ thiên lớn nhất nước với chiều cao gần 10m nặng 80 tấn. Bảo tháp Xá Lợi 13 tầng với chiều cao 99m được coi là bảo tháp lớn nhất Đông Nam Á.
Với những kỷ lục như chúng ta đã thấy ở trên, có thể nói rằng chùa Bái Đính là một nét đẹp văn hóa lớn mang tính dân tộc cao là niềm tự hào của cán bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Đó là những tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã hòa nhập với quá khư với thiên nhiên để khách du lịch thập phương thỏa mãn nhu cầu trong đời sống tâm linh hướng tới điều thiện, tốt đời, đẹp đạo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | GreenGeeks Review